CHUYÊN ĐỀ TỔ TOÁN – TIN THCS:
“ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH”
1. Lý do chọn chuyên đề:
Dạy và học đang ngày cảng phát triển và đổi mới phương pháp là vấn đề cần thiết hiện nay. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động các nhận thức của người học. Tuy nhiên, để dạy theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh là việc thực hiện các bước để chuyển việc học từ việc tiếp cận nội dung thành việc tiếp cận năng lực của học sinh. Nghĩa là thay vì quan tâm học sinh học được gì thì ta sẽ quan tâm học sinh vận dụng được gì thông qua quá trình học tập.
Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa là phải thay đổi cách dạy và học. Trong cách dạy học này, học sinh là người hoạt động chính, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn tạo nên sự tương tác tích cực giữa người học và người dạy.
Thực tế qua giảng dạy đã rút ra một số kinh nghiệm về “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH” nhằm giúp học sinh chủ động nắm bắt kiến thức và đưa ra những ý kiến để hình thành kiến thức một cách chủ động.
2. Các phương pháp đổi mới dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh
Quá trình dạy học được thực hiện nhiều hoạt động học tập, giúp học sinh chủ động khám phá kiến thức chưa biết, thay vì thụ động tiếp thu những kiến thức có sẵn, giáo viên trực tiếp tổ chức các hoạt động học tập thực tế trong cuộc sống có liên quan đến kiến thức mới trong bài, hướng dẫn giúp học sinh tìm tòi kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã biết một cách sáng tạo để giải quyết các tình huống trong học tập.
VD: Để thúc đẩy sự hứng khởi khi học bài khi nào thì AM +MB=AB, phần khởi động GV cho HS chia thành các nhóm nhỏ thực hành: với một khúc gỗ và một cây thước có độ dài ngắn hơn khúc gỗ. Yêu cầu đặt ra: làm cách nào đo được chiều dài khúc gỗ với cây thước đã cho. HS sẽ phải tìm cách để đo nhiều lần. Từ đó GV vào bài mới. Phần thực hành nhằm gây hứng thú và tạo ra sự thắc mắc để HS giải quyết trong phần tiếp thu kiến thức.
Rèn luyện cho HS cách khai thác kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa thông qua việc thực hành, rèn luyện cách tìm kiếm thông tin, suy luận để hình thành kiến thức mới và định hướng để HS tư duy hình thành phát triển khẳ năng sáng tạo.
VD: GV cho HS thực hành đo theo yêu cầu ?1/120 SGK( bài: Khi nào thì AM +MB=AB) theo cặp để từng cặp vận dụng kiến thức đã học tiến hành đo và rút ra được kết luận theo chủ đích của giáo viên: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A, B thì ta có AM+MB=AB.
GV kích thích tư duy cho HS thông qua các phản ví dụ, thông qua các hình vẽ GV chuẩn bị để kiểm tra, kiểm chứng lại, khẳng định kiến thức HS vừa tìm được là chính xác. Từ đó khẳng định kiến thức HS tìm được thông qua các hoạt động thực hành để hình thành kiến thức mới.
VD: Sau khi HS khẳng định Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A, B thì ta có AM+MB=AB, GV dùng phần mềm Sketpad để kiểm chứng lại phần thực hành của HS là chính xác.
GV chiếu thêm hình vẽ trường hợp điểm M không nằm giữa hai điểm A, B thì ta không thể có hệ thức AM+MB=AB.
GV chú trọng học tập cá thể và học tập hợp tác, tăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Từng HS có cơ hội để thể hiện sự hiểu biết, Gv phải ghi nhận đóng góp cá nhân. Khi Hs cùng giải quyết nhiệm vụ hoạt động chung: làm việc cá nhân, làm việc nhóm ( chung một nhiệm vụ), làm việc nhóm( nhiều nhiệm vụ nhỏ- mảnh ghép), thảo luận cặp,...
Lưu ý: bài tập nhóm đưa ra làm việc hợp tác phải phù hợp, nếu bài tập quá dễ không có hiệu quả nhóm.
VD: Vận dụng kiến thức bài để làm bài tập: trên tia Ox lấy hai điểm I, K sao cho OI=3cm, OK=6cm. a) Trong 3 điểm O, I, K điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
b) Tính IK?
GV cho HS hoạt động theo nhóm khoảng 6HS, yêu cầu trong nhóm chia làm 3 đội: đội 1 vẽ hình, đội 2 làm câu a, đội 3 làm câu b. Cả nhóm thông nhất bài giải và hoàn thành.
Đánh giá kết quả học tập của HS dựa theo mục tiêu của bài học trong suốt quá trình bằng các câu hỏi và bài tập. Lưu ý cho HS phát triển kỹ năng tự đánh giá và nhận xét lẫn nhau.
Tổ chức các trò chơi phong phú (phần khởi động, phần củng cố) nhằm tăng tính tương tác giữa HS và GV. Thiết kế các trò chơi phù hợp, không nhàm chán giúp HS kích thích , phát huy năng lực cá nhân.
VD: Trong phần khởi động, cho HS tham gia trả lời câu hỏi từ dễ đến khó thông qua trò chơi ô chữ bí mật(HS trả lời đúng được quyền chỉ định bạn thứ hai trả lời nhằm tạo sự tư duy cho tất cả HS, không chọn HS tự nguyện tham gia sẽ không kích thích được hứng thú học tập được của cả lớp).
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG TIẾT DẠY MINH HỌA
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn