Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh – hướng đi mới, mang lại hiệu quả của Tổ Sử - Địa – CD THPT
Dương Đăng Phương
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh không còn là phương pháp mới mẻ, tuy nhiên việc triển khai nó như thế nào cho thật hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề còn đáng trăn trở.
Từ thực tế trong những năm qua, tổ Sử - Địa – CD đã mạnh dạn trong việc đi đầu đổi mới dạy học với nhiều hình thức khác nhau, việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Học sinh hứng thú hơn, tích cực hơn với các hoạt động, dần hình thành cho cá nhân các kỹ năng cần thiết; tránh sự nhàm chán khi tiếp nhận kiến thức.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 là: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh qua bộ môn, nhóm Sử - Địa đã tiến hành thực hiện nghiêm túc, bước đầu mang lại hiệu quả khả quan, dần nhân rông hình thức trong nhóm, tổ bộ môn. Đây được coi là bước chạy chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau 2018.
SỰ CHỦ ĐỘNG CỦA HS TRONG TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ
CỦNG CỐ KIẾN THỨC- MỘT KHÂU CỰC KỲ QUAN TRỌNG
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn