TUYÊN TRUYỀN VỀ LUẬT CĂN CƯỚC

Thứ sáu - 17/05/2024 08:47
TUYÊN TRUYỀN VỀ LUẬT CĂN CƯỚC

Trường THCS và THPT Tây Sơn

     TỔ HÓA – SINH THPT

 

TUYÊN TRUYỀN VỀ LUẬT CĂN CƯỚC

 

Theo Luật Căn cước, việc sở hữu và sử dụng căn cước sẽ được quản lý một cách chặt chẽ, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử. Đồng thời, Luật này cũng đưa ra các quy định cụ thể về việc xử lý thông tin cá nhân, đảm bảo không để xảy ra sai phạm và bảo vệ quyền lợi của công dân; cũng như, việc sử dụng căn cước trong các thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công, giao dịch và các hoạt động khác theo nhu cầu của công dân sẽ trở nên thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Có thể khẳng định, với những tiến bộ ưu việt, Luật Căn cước, thẻ Căn cước là một bước đột phá trong việc đổi mới quản lý dân cư, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao hiệu quả, giá trị sử dụng của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thẻ Căn cước vào công tác quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính theo hướng hiện đại, phục vụ công dân số, phát triển nền kinh tế - xã hội số của đất nước. 

Vì thấy rõ tầm quan trọng của việc đổi mới của Luật căn cước, và thực hiện công văn số 678/SGD-ĐT về việc tăng cường tuyên truyền Luật căn cước, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo tổ Hóa-Sinh THPT thực hiện tuyên truyền về Luật căn cước mới. Tổ đã tuyên truyền dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: viết bài tuyên truyền trước cờ, viết bài gửi lên Website của nhà trường, gửi đến giáo viên chủ nhiệm các lớp bài tuyên truyền để các em đọc và tham khảo, đặt các câu hỏi ngắn có phát thưởng để các em nắm rõ điểm trọng tâm của luật….

'A person standing on a stage with a group of people watching

Description automatically generated'

                         Cô Trần Kim Chi giới thiệu những điểm mới của Luật căn cước

 Đến dự với buổi tuyên truyền của của tổ Hóa&Sinh THPT có Ban giám hiệu cùng toàn thể giáo viên cấp THPT, giáo viên chủ nhiệm từ khối 9 đến khối 12 và đặc biệt có đông đủ các em học sinh khối THPT và học sinh khối 9 của nhà  trường.

'A group of people in front of a stage

Description automatically generated'

Hình ảnh học sinh các lớp tham gia trả lời câu hỏi về Luật căn cước trước cờ

 

'A group of people on a stage

Description automatically generated'                                              Hình ảnh Các em học sinh nhận quà sau khi trả lời câu hỏi chính xác về Luật căn cước

Và đây là phần “Tóm tắt tài liệu tuyên truyền luật căn cước” mà tổ Hóa – Sinh THPT đã tuyên truyền trước cờ vào ngày 13/05/2024

 

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT CĂN CƯỚC NĂM 2023

1. Chính thức đổi tên Căn cước công dân thành Căn cước (Điều 3)

 Vì sao phải đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước?

Việc sử dụng tên “Luật Căn cước” sẽ bảo đảm thể hiện đầy đủ chính sách, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và nội dung Luật. Đồng thời, thể hiện đúng nội hàm của công tác quản lý căn cước là nhằm mục đích định danh, xác định rõ danh tính của từng con người cụ thể, phân biệt cá nhân này với cá nhân khác cũng như đáp ứng yêu cầu quản lý căn cước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là phải quản lý đối với toàn bộ xã hội, mọi người dân sinh sống tại Việt Nam; bảo đảm các quyền của con người, quyền công dân theo quy định của Luật.

Đổi mới thứ nhất: từ “Thẻ căn cước công dân” thành “Thẻ căn cước”

 

2. Giá trị sử dụng của Thẻ căn cước công dân, Chứng minh nhân dân đã được cấp (Điều 46)

(1) Sau ngày 01/7/2024, Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân còn giá trị sử dụng không? Người dân có phải đi làm thẻ căn cước theo mẫu mới hay không? Bao giờ thì các giấy tờ này không còn giá trị sử dụng?

Luật Căn cước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27/11/2023. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Theo quy định tại Điều 46 Luật Căn cước thì giá trị sử dụng của Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân được quy định như sau: 

- Thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ.

- Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến sau ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.

- Trường hợp Thẻ căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15 tháng 01 năm 2024 đến trước ngày 30 tháng 6 năm 2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024.

- Người dân không phải đi làm thẻ căn cước theo mẫu mới mà có thể sử dụng Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân đến hết thời hạn giá trị sử dụng quy định như trên.

(2) Các giấy tờ có giá trị pháp lý đã cấp cho công dân có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sổ Bảo hiểm xã hội, Sổ tiết kiệm…) có phải thực hiện cấp đổi, cấp lại không?

Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.

3. Bổ sung thêm đối tượng được cấp thẻ căn cước (Điều 18, Điều 19)

(1) Luật Căn cước năm 2023 quy định các đối tượng nào được cấp thẻ căn cước? Bổ sung những đối tượng nào?

Theo quy định tại Điều 19 Luật Căn cước thì người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam; Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước; Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.

Luật Căn cước 2023 đã mở rộng đối tượng cấp là công dân Việt Nam dưới 14 tuổi, đồng thời theo quy định tại khoản 2 Điều 18, Thông tin được in trên thẻ căn cước đã có một số thay đổi, trong đó thay đổi thông tin nơi thường trú thành thông tin nơi cư trú. Do đó, đã mở rộng đối tượng được cấp thẻ là công dân Việt Nam có nơi cư trú là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú hoặc nơi ở hiện tại được thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư 

(2) Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước đối với những đối tượng mới được quy định như thế nào?

Luật Căn cước năm 2023 bổ sung độ tuổi cấp Căn cước đối với người dưới 14 tuổi. Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Căn cước thì người dưới 14 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi được đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước. 

Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi được thực hiện như sau:  

- Người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Người đại diện hợp pháp của người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho người đó.

4. Bổ sung quy định cấp Giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch (Điều 3, Điều 30)

(1) Những đối tượng nào được cấp giấy chứng nhận căn cước?

Khoản 1 Điều 30 Luật Căn cước quy định Giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục từ 06 tháng trở lên tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

 (2) Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được xác định trên căn cứ nào?

Khoản 4 Điều 3 Luật Căn cước quy định người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch là người đang sinh sống tại Việt Nam, không có giấy tờ, tài liệu chứng minh có quốc tịch Việt Nam và nước khác nhưng có cùng dòng máu về trực hệ với người đã từng có quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống.

(3) Giấy chứng nhân căn cước cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có giá trị như thế nào?

Khoản 5 Điều 30 Luật Căn cước quy định giá trị sử dụng của giấy chứng nhận căn cước được quy định như sau:

- Giấy chứng nhận căn cước có giá trị chứng minh về căn cước để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam;

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng số định danh cá nhân trên giấy chứng nhận căn cước để kiểm tra thông tin của người được cấp giấy chứng nhận căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Khi người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch phải xuất trình giấy chứng nhận căn cước theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó không được yêu cầu người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã được chứng nhận trong giấy chứng nhận căn cước, trừ trường hợp thông tin của người đó đã được thay đổi hoặc thông tin trong giấy chứng nhận căn cước không thống nhất với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

- Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp giấy chứng nhận căn cước theo quy định của pháp luật. 

5. Bổ sung quy định cấp Căn cước điện tử (Điều 31, Điều 33)

(1) Căn cước điện tử là gì? Căn cước điện tử mang lại giá trị gì cho người dân, cơ quan, tổ chức?

- Điều 31 Luật Căn cước quy định mỗi công dân Việt Nam được cấp 01 căn cước điện tử. Căn cước điện tử sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân. 

(2) Căn cước điện tử được sử dụng như thế nào?

Khoản 2 Điều 33 Luật Căn cước quy định trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác, nếu phát hiện có sự khác nhau giữa thông tin in trên thẻ căn cước hoặc thông tin lưu trữ trong bộ phận lưu trữ được mã hóa của thẻ căn cước với thông tin trong căn cước điện tử thì cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin trong căn cước điện tử.

(3) Việc cấp căn cước điện tử được quy định như thế nào?

Khoản 5 Điều 31 Luật Căn cước giao Chính phủ quy định trình tự, thủ tục cấp căn cước điện tử. Tại dự thảo Nghị định quy định về định danh, xác thực điện tử, Chính phủ quy định: 

“Điều 28. Trình tự, thủ tục cấp căn cước điện tử

1. Căn cước điện tử của công dân được cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an tạo lập ngay sau khi công dân hoàn thành thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02.

2. Cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an thông báo việc tạo lập căn cước điện tử cho công dân đồng thời với việc thông báo kết quả cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02.”

6. Bổ sung quy định thu thập thông tin sinh trắc học (Điều 16, Điều 23)

(1) Vì sao phải thu thập thông tin sinh trắc học vào Cơ sở dữ liệu căn cước?

Việc thu nhận thông tin về mống mắt giúp nhanh chóng cung cấp thông tin để xác thực cá nhân với độ chính xác cao qua các thiết bị không yêu cầu tiếp xúc vật lý. Nhận dạng mống mắt được sử dụng như một trong những phương pháp thu thập dữ liệu sinh trắc học cần thiết để cấp số định danh cá nhân là duy nhất. Có thể xác thực chính xác và nhanh chóng ngay cả khi không có căn cước. Việc sử dụng kết hợp với dữ liệu sinh trắc học bổ sung lẫn nhau, chẳng hạn như vân tay, ảnh khuôn mặt, cho phép xác thực cá nhân một cách chính xác, chống lại hành vi mạo danh. Như vậy, việc thu nhận thông tin về mống mắt giúp việc xác thực cá nhân bảo đảm tính chính xác cao, dễ dàng trong việc thực hiện, triển khai các ứng dụng để phục vụ công tác quản lý, phòng chống tội phạm và phát triển kinh tế số, công dân số. 

Bên cạnh đó, khi có thêm những thông tin về dữ liệu sinh trắc (ADN và giọng nói) sẽ phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý, truy nguyên, nhận dạng, góp phần hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước, quản lý dân cư, phòng chống tội phạm và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số. Vấn đề bảo mật, an toàn thông tin đều được triển khai, thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế ở mức bảo mật, mã hóa cao nhất nên người dân hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề không bị lộ, lọt dữ liệu.

(2) Những thông tin sinh trắc học nào bắt buộc phải thu thập?

- Về thông tin sinh trắc học ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt: 

Điểm b khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước quy định người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước. 

Như vậy việc thu nhận thông tin sinh trắc học sẽ được cơ quan quản lý căn cước tiến hành thu thập khi công dân làm thủ tục đề nghị cấp thẻ căn cước.

- Về thông tin sinh trắc học ADN, giọng nói:

Điểm d khoản 1 Điều 16 Luật Căn cước quy định thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước. 

Như vậy, cơ quan quản lý căn cước sẽ không tiến hành việc thu nhận thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói trong quá trình thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước. Việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói vào Cơ sở dữ liệu căn cước được thực hiện thông qua việc các cơ quan có chức năng kết nối, chia sẻ thông tin cho cơ quan quản lý căn cước.

7. Bổ sung quy định về việc tích hợp thông tin vào thẻ Căn cước (Điều 22)

(1) Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước được thực hiện như thế nào?

Khoản 1 Điều 22 Luật Căn cước quy định việc tích hợp thông tin vào thẻ căn cước là việc bổ sung vào bộ phận lưu trữ của thẻ căn cước những thông tin ngoài thông tin về căn cước và được mã hóa. Thông tin được tích hợp theo đề nghị của công dân và phải được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

(2) Các thông tin, giấy tờ được tích hợp bao gồm những gì? Giá trị của các loại thông tin, giấy tờ được tích hợp như thế nào?

Khoản 1 Điều 22 Luật Căn cước quy định thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước gồm thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp. 

Khoản 1 Điều 22 Luật Căn cước quy định việc sử dụng các thông tin đã được tích hợp vào thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng các giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.

(3) Việc tích hợp các thông tin, giấy tờ có lợi ích như thế nào đối với người dân?

Việc Luật Căn cước bổ sung quy định về việc tích hợp một số thông tin có tính ổn định, được sử dụng thường xuyên của người dân ngoài thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước vào thẻ căn cước; thẻ căn cước có giá trị sử dụng để cung cấp thông tin về người dân và tương đương việc xuất trình các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp có thông tin đã được in hoặc tích hợp trong thẻ căn cước là rất cần thiết. Quy định này sẽ giúp giảm giấy tờ cho người dân, tạo thuận lợi cho người dân trong thực hiện giao dịch dân sự, thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính.

Bảng tóm tắt 10 điểm đổi mới của luật căn cước

 

Qua bài tuyền truyền học sinh nắm được vị trí, vai trò, ý nghĩa tầm quan trọng của Luật căn cước với đời sống xã hội, 10 điểm mới của Luật căn cước…từ đó giúp các em hiểu rõ và xác định được những thay đổi, nội dung mới trong Luật căn cước có hiệu lực thi hành từ 01/07/2024.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây