Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023) và 34 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023)
Thứ năm - 28/12/2023 10:17
Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023) và 34 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023) I. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM QUA 79 NĂM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN, CHIẾN ĐẤU VÀ CHIẾN THẮNG
Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội kiểu mới, quân đội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục và rèn luyện. Trải qua 79 năm xây dựng, phát triển, chiến đấu và chiến thắng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự đùm bọc và nuôi dưỡng của nhân dân, sự đoàn kết, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kế thừa và phát huy truyền thống quân sự của dân tộc, vừa chiến đấu vừa xây dựng, Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng phát triển và trưởng thành qua các giai đoạn lịch sử của các mạng Việt Nam 1. Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời và cùng toàn dân tộc tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công
Trong Chính cương vắn tắt (tháng 2/1930), Luận cương Chính trị (tháng 10/1930), Đảng ta đã khẳng định con đường giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc phải tổ chức ra quân đội công nông để giành chính quyền và giữ chính quyền. Vì vậy, ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các tổ chức vũ trang lần lượt được hình thành là Đội tự vệ đỏ phong trào cách mạng 1930-1931. Những năm 1940-1945, hàng loạt tổ chức vũ trang được thành lập như: Đội du kích Bắc Sơn, du kích Nam Kỳ, du kích Ba Tơ, Du kích Pắc Bó, Cứu Quốc quân. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu tranh cách mạng đòi hỏi cách mạng Việt Nam lúc này phải có một đội quân chủ lực thống nhất về mặt tổ chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc.
Đứng trước yêu cầu thực tiễn của cách mạng, tháng 12/1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 22/12/1944, tại khu rừng thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập gồm 34 chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội.
Ngay sau ngày thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã giành thắng lợi hai trận liên tiếp Phay Khắt ( 25/12/1944) và Nà Ngần (26/12/1944). Chiến thắng Phay Khắt, Nà Ngần đã mở đầu cho truyền thống đánh chắc thắng, đánh thắng trận đầu của quân đội ta.
Ngày 15/5/1945, sau buổi lễ thống nhất tại Định Biên Thượng, Định Hóa, Thái Nguyên, đồng chí Võ Nguyên Giáp trở thành Tư lệnh các lực lượng vũ trang thống nhất, mang tên Việt Nam Giải phóng quân.
Trên cơ sở đánh giá thời cơ và tình hình cách mạng trong nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang cùng các tầng lớp nhân dân đồng loạt đứng dậy tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn. 2. Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) Lực lượng vũ trang nhân dân ta lúc đầu số lượng ít, trang bị vũ khí thô sơ… nhưng đã nắm bắt được đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, chiến đấu dũng cảm mưu trí, cùng với toàn dân lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến lược của địch + Thu đông 1947, lập chiến công đầu tiên trong chiến dịch Việt Bắc, làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp + Năm 1950, lập chiến công xuất sắc trong chiến dịch biên giới, lần đầu tiên đánh một trân tiêu diệt lớn, giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược + Đông xuân 1953 – 1954, cùng với toàn dân giành thắng lợi rực rỡ trong cuộc tiến công chiến lược mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh giữa ta và địch; trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về “chấm dứt chiến sự ở Việt Nam”, lập lại hòa bình ở Đông Dương, kết thúc thắng lợi oanh liệt cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng tháng Tám. Miền Bắc được giải phóng, tạo điều kiện vững chắc để quân và dân ta tiến lên giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 3. Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) Lực lượng vũ trang nhân dân ta, nòng cốt là Quân đội nhân dân cùng toàn dân liên tiếp đánh bại các chiến lược”chiến tranh đặc biệt” Chiến tranh cục bộ” “Việt Nam hóa chiến tranh của đế quốc Mĩ”, lập nên chiến công chói lọi, tiêu biểu như: Cuộc tập kích chiến lược Xuân Mậu Thân(1968), cuộc tiến công chiến lược 1972, trận “Điện Biên Phủ trên không” tại bầu trời Hà Nội. Đập tan cuộc tập kích bằng không quân của Đế quốc Mĩ, cùng với toàn dân thực hiệncuộc Tổng tiến công và nổi dậy đại thắng mùa Xuân năm 1975 với 3 chiến dịch lớn: Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đánh bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ, kết thúc vẻ cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước vĩ đại. 4. Quân đội nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (1975 - 2023) Quân đội nhân dân Việt Nam lại cùng toàn dân đánh thắng hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (1979), giữ vững chủ quyền biên giới, vùng trời, biển đảo của tổ quốc, làm thất bại mọi âm mưu chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia dân tộc.
Có thể khẳng định: Những chiến công hiển hách của Quân đội nhân dân Việt Nam, là sự kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam, nghệ thuật đánh giặc giữ nước của ông cha ta(lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều). Biết dùng mưu kế và thế trận, thể hiện và phát huy sức mạnh của nhân dân, của các lực lượng để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược làm nên truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sự nuôi dững và đùm bọc của nhân dân, Quân đội ta đã không ngừng phát huy phẩm chất tốt đẹp, vừa xây dựng vừa chiến đấu và trưởng thành, xây đắp nên truyền thống vẻ vang, được Chủ Tịch Hồ Chí Minh khen ngợi: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội “Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”
II. BA MƯƠI BỐN NĂM THỰC HIỆN NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN (22/12/1989 - 22/12/2023) “Dựng nước đi đôi với giữ nước” đã trở thành bài học quý báu lưu truyền bao đời nay của dân tộc Việt Nam. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày17/10/1989, theo nguyện vọng của nhân dân cả nước, Ban bí thư Trung ương Đảng(khóa VI) quyết định lấy ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12) đồng thời là ngày Hội quốc phòng toàn dân. Đây là một sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới về xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Nhìn lại hơn một phần tư thế kỷ thực hiện, ngày Hội quốc phòng toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng nền quốc phòng toàn dân nước ta đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng: - Đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ tổ quốc của toàn xã hội và sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân - Giữ vững độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và định hướng XHCN, đảm bảo môi trường ổn định, hòa bình và an ninh cho sự phát triển đất nước, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới đất nước, nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế - Sức mạnh bảo vệ tổ quốc được tăng cường, tăng thêm khả năng ngăn chặn, loại trừ nguy cơ chiến tranh và khả năng đối phó các tình huống xâm phạm an ninh quốc gia. - Hình thành thế chiến lược bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới. Thế trận quốc phòng toàn dân, thế trân an ninh nhân dân dân bảo vệ tổ quốc được triển khai rộng khắp, chặt chẽ và liên hoàn”thế trận lòng dân” được củng cố vững chắc. - Phát huy được vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 34 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử vẻ vang của dân tộc và những chiến công oanh liệt của quân và dân ta; khơi dậy niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực, tự cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách; ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, là lực lượng chính trị tin cậy, đội quân chiến đấu trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới của cách mạng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.